Chế độ ăn và nước uống cho người ung thư

Chế độ ăn và nước uống cho người ung thư

Tùng
03, December, 2018

CHẾ ĐỘ ĂN VÀ NƯỚC UỐNG

 

Chế độ ăn này được nghiên cứu bởi Giáo sư - Bác sĩ Hiromi Shinya, MD, ông đã viết ra cuốn sách “NHÂN TỐ VI SINH”, nói lên tầm quan trọng của cách ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào. Thaoduoctot.net xin tóm tắt những ý tưởng cơ bản nhất giúp người bệnh thực hành phương pháp ăn uống cân bằng, có lợi nhất cho sức khỏe, đã được kiểm nghiệm qua các bệnh nhân của Bác sĩ Shinya.

1. Cơ sở khoa học

Đường ruột là cơ quan hấp thu dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể người, ở đó có hệ sinh thái riêng gồm có vi khuẩn có lợi, vi khuẩn trung gian và vi khuẩn có hại. Đường ruột cũng là nơi tập trung tới 60 - 70% tế bào miễn dịch của cơ thể. Cho nên sức khỏe của đường ruột sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ sức khỏe của người đó. Nó phụ thuộc vào loại thức ăn mà chúng ta ăn hằng ngày.

Cơ thể người có khoảng 3000 - 5000 loại enzyme, được chia thành enzyme tiêu hóa tham gia vào quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn; enzyme chuyển hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng cần thiết cho sự sống. Có một lượng enzyme nhất định trong cơ thể nhưng chúng có thể bị suy giảm do thói quen làm tổn hại đường ruột như: uống rượu, hút thuốc, căng thẳng, uống thuốc tây, chất độc trong môi trường, sóng điện từ, tia cực tím.v.v. Nếu bạn duy trì phong cách sống làm hủy hoại enzyme, bạn sẽ làm cơ thể mất đi khả năng tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn và tế bào mất đi khả năng tự phục hồi. Do đó, năng lượng sống của bạn bị giảm đi. Enzyme mất đi đồng nghĩa với bệnh tật và tử vong. Hiện nay y học hiện đại trong bệnh viện thiếu hiểu biết về enzyme, nên biến thành hệ thống chữa trị triệu chứng, không thể điều trị khỏi tận gốc bệnh tật.

Những loại thức ăn phá hủy đường ruột và làm suy giảm sức khỏe gồm:

- Đường trắng tinh luyện, bánh ngọt, kẹo có chứa đường và phẩm màu.

- Sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phomat, bơ). Sữa bò trước tiên dành cho con bò. Chất dinh dưỡng được tìm thấy trong sữa bò phù hợp cho sự phát triển của con bò, điều đó cần thiết cho sự phát triển của con bò, không cần thiết cho sự phát triển của con người.

- Thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp.

- Các loại nước ngọt có ga, nước tăng lực, nước có cồn, rượu, bia, cafe, trà.

- Thức ăn động vật như gà, vịt, chim, ngan, dê, chó, bò, ngựa, trâu, nếu được nướng hoặc chiên rán nhiều dầu mỡ thì càng không tốt.

- Các loại cá biển to như cá ngừ, cá kiếm, cá thu thường chứa nhiều thủy ngân.

- Gạo xát trắng hoặc bánh mỳ trắng, phở, bún, miến, bánh đa.

- Các loại hoa quả đóng hộp, hoa quả được bảo quản lâu ngày, nước hoa quả ép đóng chai.

- Các loại rau, trái cây được trồng ở vùng đất nghèo dinh dưỡng, được bón chủ yếu bằng phân hóa học NPK, có sử dụng kèm thuốc diệt cỏ.

- Sử dụng nguồn nước có nhiễm Clo, hóa chất độc hại, Thạch tín, kim loại nặng, nhiễm phèn, nước mưa có axit.

Hơn nữa, trong thế giới tự nhiên, chỉ có con vật uống sữa khi mới sinh ra, không có con vật nào uống sữa khi trưởng thành, đó là cách tự nhiên làm việc. Chỉ có con người cố tình lấy sữa của loài vật khác đem oxi hóa rồi uống. Điều đó là chống lại quy luật tự nhiên.

Con người là cơ thể sinh học được nuôi dưỡng bằng thức ăn của tự nhiên, vậy mà hiện nay do công nghiệp hóa, hầu như toàn bộ thức ăn đều được nuôi trồng và chế biến theo phương pháp công nghiệp, không còn giữ được nguyên bản tự nhiên vốn có. Những thứ chúng ta ăn hằng ngày trên làm suy giảm sức khỏe, là nguyên nhân dẫn đến các bệnh mãn tính không lây như ung thư, tiểu đường, huyết áp, tim mạch, gút, loãng xương, thoái hóa khớp. Và những bệnh khó chữa như Vô sinh, hiếm muộn, béo phì, suy giảm miễn dịch có xu hướng ngày càng tăng. Nếu không thay đổi chế độ ăn thì dù có chữa khỏi bệnh thì sau một thời gian bệnh tiếp tục tái phát, hoặc tiếp tục sống chung với bệnh suốt đời (mãn tính).

Y học hiện đại, kê toa và phẫu thuật là phương pháp chữa trị hàng đầu. Hiếm khi có bác sĩ nào khuyến nghị một chương trình chăm sóc sức khỏe thông qua chế độ ăn uống, tập trung vào cách hấp thu năng lượng sống trong thực phẩm vào cơ thể, hướng đến cải thiện sức khỏe của đường ruột. Thay vào đó, bác sĩ và bệnh nhân dường như chỉ bận tâm với việc loại bỏ những triệu chứng tức thời mà không hiểu rõ nguyên nhân thật sự của căn bệnh. Cùng với thuốc và công nghệ đắt tiền, hệ thống ở Mỹ đã tạo ra các mô hình chăm sóc sức khỏe chỉ có người giàu mới đủ khả năng chi trả. Nhưng cho dù chi phí cao đi nữa thì hệ thống đó có thật sự chăm sóc sức khỏe cho chúng tay hay không? Ở Việt Nam cũng vậy, càng đầu tư vào những công nghệ đắt tiền cho nghiên cứu thuốc và phương pháp phẫu thuật hiện đại, nhưng thiếu đầu tư cho phòng bệnh và thay đổi phong cách sống khỏe mạnh.

Nếu một người cảm thấy buồn ngủ, thiếu động lực hay vẫn còn mệt mỏi sau khi đã nghỉ ngơi, điều này có nghĩa là chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể không đủ để chuyển hóa thành năng lượng trong tế bào, người đó sẽ bị bệnh. Việc chuyển hóa thức ăn và không khí thành năng lượng kém do nguyên nhân gì? Câu trả lời là do chất thải. Có quá nhiều chất thải trong tế bào của cơ thể.

Nếu quá trình thải độc diễn ra không thuận lợi thì quá trình tạo năng lượng sẽ bị ngăn cản, làm hủy hoại các hoạt động của tế bào. Quá trình đào thải độc tố trong tế bào hay quá trình làm sạch diễn ra trong mỗi tế bào đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp sinh lực cho tế bào làm trẻ hóa cơ thể.

Vì sao nhịn đói có sự liên kết với tuổi thọ?

Nghiên cứu gần đây có thấy người ăn ít sống lâu hơn. Dựa trên chế độ dinh dưỡng hợp lý, sự giới hạn calo ở người làm giảm yếu tố nguy cơ về trao đổi chất, hocmon, viêm sưng gây ra bệnh tiểu đường, tim mạch và bệnh ung thư. Lý do vì sao?

Khi nhịn đói, enzyme tiêu hóa được nghỉ ngơi, còn Newzyme sẽ hoạt động tích cực để làm sạch tế bào. Những protein khiếm khuyết bị phân hủy hết trong quá trình tự tiêu, được tái chế lại giống như chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào. Đồng thời, chất cặn bã, tạp chất được chia nhỏ ra để làm sạch.

Từ nguyên lý làm sạch trên, bác sĩ đã đưa ra lời khuyên là thỉnh thoảng nhịn đói để newzyme trong cơ thể được hoạt hóa, làm sạch tế bào, cung cấp lại năng lượng cho tế bào.

Bệnh ung thư cũng phát sinh từ tình trạng dư thừa độc tố trong tế bào. Phương pháp nhịn đói sẽ cắt nguồn cung cấp dinh dưỡng bên ngoài, làm các tế bào phải tự lấy thức ăn từ bên trong để tồn tại. Khi đó những thứ rác thải được tái chế và sử dụng nốt, những thứ không sử dụng được nữa mới cần phải loại bỏ.

Quá trình thải độc của tế bào gồm:

a. Nhà máy tái chế.

Trong quá trình sống, có một lượng lớn chất thải được tạo ra gọi là các protein lỗi và các loại chất thải khác tồn tại trong cơ thể. Khi cơ thể bị cắt nguồn cung cấp dinh dưỡng từ bên ngoài, thì sẽ có một cơ chế được tạo ra từ bên trong đó là nhà máy tái chế. Các enzyme tái chế được kích hoạt sẽ thu gom các protein lỗi trong cơ thể và các chất thải thừa và đem tái chế thành năng lượng giúp tế bào tồn tại.

b. Máy hủy bên trong tế bào.

Khi độc tố tích tụ quá nhiều, tế bào có cơ chế tự hủy, tự chết theo chu trình. Đây là quá trình bình thường để bảo vệ các tế bào khác không bị tổn thương. Nó giống như tế bào bị quá tải, bị ngộ độc vượt quá sức chịu đựng nên phải tự hủy.

Vậy mấu chốt của vấn đề là thay đổi phong cách sống bằng cách thay đổi chế độ ăn, chế độ tập luyện.

2. Chế độ ăn dành cho người phòng và đang điều trị ung thư

Nguyên tắc: Thức ăn có nguồn gốc thực vật chiếm khoảng 85% (6/7), thức ăn có nguồn gốc động vật chiếm 15% (1/7), không vượt quá 100 gam thịt/ngày.

Gạo: Nên lựa chọn loại gạo lứt là gạo xát trầy vỏ, còn nguyên phần cám gạo. Thông thường người xát gạo sẽ xát 2 lần. Lần 1 là bóc phần vỏ trấu ra khỏi hạt gạo. Lần 2 là xát bóc phần cám gạo và mầm ra khỏi hạt gạo. Gạo xát trắng còn lại chỉ có tinh bột, bị mất hầu hết vitamin và khoáng chất nằm ở phần cám gạo. Cho nên ăn gạo xát trắng chỉ cung cấp năng lượng mà không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Bây giờ ta phải thay đổi lại cách ăn bằng cách ăn gạo lứt còn nguyên cám. Mặc dù gạo lứt cứng và khó ăn nên cách chế biến phải ngâm gạo lứt một thời gian trước khi nấu. Khi ăn phải nhai kỹ thật nhỏ mới nuốt. Ai có thói quen ăn gạo lứt thường xuyên sẽ cảm thấy cơ thể thực sự khỏe mạnh và có sức sống, sức chịu đựng cao hơn người ăn gạo xát trắng.

Rau: Nên ăn rau theo mùa, được trồng ở vùng gần nhà, không có hóa chất như thuốc diệt cỏ, thuốc sâu, được bón phân hữu cơ. Nên ăn nhiều rau sống để đảm bảo hấp thu nguyên vẹn enzyme có trong rau. Nếu nấu chín thì nên ăn luộc hơn ăn nấu hoặc xào mỡ.

Ngũ cốc: Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt như các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ…), các loại hạt như Chia, vừng, hạnh nhân, óc chó. Các loại hạt này cung cấp Protein thực vật, axit béo không no, chất xơ rất tốt cho cơ thể.

Muối: Nên ăn muối biển hạt to, không nên ăn muối tinh, muối bột canh, kiêng tuyệt đối mỳ chính. Muối biển hạt to chứa nhiều khoáng chất có lợi, còn muối tinh đã bị loại bỏ hết khoáng chất có lợi, chỉ còn một thành phần muối NaCl nên không tốt cho sức khỏe.

Tương: Nếu có một hũ tương thì tuyệt vời. Đây là nguồn bổ sung enzyme rất tốt cho cơ thể.

Hoa quả: Nên ăn hoa quả theo mùa, hoa quả gần nhà, các loại hoa quả ngọt, mát như: Dứa, Thanh long, Lê, Táo, Mít, Đu đủ, Xoài, Na, Sầu riêng, Mãng cầu, Chôm chôm, Măng cụt… Nên ăn hoa quả trước bữa ăn khoảng 1 giờ, không nên ăn hoa quả sau bữa ăn vì có thể làm tăng đường huyết.

Thịt: Thức ăn động vật ưu tiên là cá, đặc biệt các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá chép, cá quả, cá trê… Nên ăn các loại các nhỏ hơn là các loại cá to. Cách chế biến nên ưu tiên luộc, hấp, kho thật nhừ, tránh rán và nướng.

Khi chế độ ăn không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết, có thể sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung, nên lựa chọn các sản phẩm chất lượng tốt từ những hãng có thương hiệu.

3. Phương pháp nhịn đói để thải độc

Bắt đầu ngừng ăn từ bữa tối hôm trước khoảng từ 6 – 7 giờ tối đến 12 giờ trưa hôm sau, như vậy thời gian nhịn hoàn toàn khoảng 12 – 15 giờ. Bạn nên chuẩn bị tinh thần cho cuộc nhịn đói nhẹ nhàng này. Chỉ uống nước khi cảm thấy khát, nên uống chậm với nước ấm, uống nước kiềm là tốt nhất.

Sáng hôm sau, bạn có thể ăn một ít trái cây hoặc uống một cốc nước ép trái cây hoặc rau, mục đích để bổ sung enzyme có lợi. Chỉ uống nước kiềm, và nhịn một mạch tới bữa trưa.

Vẫn thực hiện chế độ luyện tập thể thao và sinh hoạt bình thường, bản chất chỉ là tạm ngừng ăn 01 bữa để cơ thể cảm nhận được cảm giác đói, từ đó kích hoạt các enzyme thải độc. Cơ thể sẽ tái chế các nguồn chất thải trong tế bào và tống nó ra ngoài. Sau mỗi lần nhịn đói, bạn sẽ cảm nhận thấy mình nhẹ nhàng và sức sống tăng lên. Bạn không nên nghĩ nhịn đói là chết, nhịn đói sẽ giúp tế bào thải độc và khỏe mạnh hơn. Một tuần có thể thực hiện nhịn đói 1 đến 2 lần.

4. Chế độ uống nước

Lượng nước uống mỗi ngày khoảng 1,5 - 2 lít nước, nên uống nước ấm hoặc ở nhiệt độ phòng, không nên dùng nước mát trong tủ lạnh.

Nếu có điều kiện thì nước tốt nhất dành cho người ung thư là nước có độ kiềm nhẹ pH từ 7,5 - 9, được tạo ra từ máy Kangen, hay máy tạo nước Pi, hoặc dùng nước đóng gói sẵn như nước khoáng từ trường ASIA.

Ưu điểm khi dùng nước có độ kiềm nhẹ là:

- Cân bằng nhanh độ kiềm trong máu, giúp trung hòa axit dư thừa.

- Khử các gốc tự do, bảo vệ tế bào, giúp thải độc nhanh.

- Bù nước nhanh hơn cho tế bào vì có cụm phân tử nhỏ, tốc độ thẩm thấu nhanh. Đồng thời tăng tốc độ hòa tan và thẩm thấu của các hoạt chất sinh học.

Cách uống nước kiềm như sau: Sau khi thức dậy buổi sáng, uống ngay khoảng 250 ml nước ở nhiệt độ phòng. Trong ngày nên uống nước kiềm trước ăn hoặc sau bữa ăn 2 giờ.

5. Phương pháp xoa bóp thải độc ruột

Phương pháp này do một bác sĩ trị liệu Yasue Isazawa phát minh, tôi gọi nó là phương pháp IM. Xoa bóp ruột khoảng 5 - 10 phút có tác dụng tích cực và dễ thực hiện.

Bước 1: Khởi động cho nóng người

1. Nằm ngửa và thư giãn;

2. Hít thở vào từ mũi và phình bụng ra;

3. Thở ra từ miệng và thóp bụng lại;

4. Lặp lại động tác trên 10 lần.

Bước 2: Xoa bóp ruột già:

1. Nâng đầu gối lên và đưa hai chân sang phải;

2. Dùng tay trái xoa bóp từ từ bụng ở bên trái (phần dưới của ruột già nơi phân thường tích lũy) 10 lần.

3. Xoa bóp lặp lại từ 3 - 4 vòng của 10 lần.

Bước 3: Xoa bóp ruột non:

1. Đặt các ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) của hai bàn tay ở phía trên rốn, cách rốn khoảng 2 cm và xoa bóp từ từ theo chiều kim đồng hồ 10 lần.

2. Lướt các ngón tay xuống và xoa bóp lặp lại ở xung quanh rốn;

3. Lặp lại động tác trên 3 lần. Tập trung ở vùng bạn cảm thấy đau.

Xoa bóp kết hợp với sử dụng thảo mộc để thải độc thì hiệu quả càng cao.

TAGS :

benh nhan ung thu nen an gi, che do an danh cho benh nhan ung thu, che do an va uong cho benh nhan ung thu,