Phương pháp thực dưỡng Oshawa

Phương pháp thực dưỡng Oshawa

04, August, 2016

BỆNH UNG THƯ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN AXIT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG

 

Alexis Carrel đã giữ được trái tim gà trong dung dịch kiềm trong suốt 28 năm. Hàng ngày ông thay dung dịch này và dung dịch luôn giữ tỉ lệ thích hợp các nguyên tố hóa học để đạt được tính kiềm nhẹ. Axit được tạo ra trong quá trình chuyển hóa trong tế bào, được thải loại bằng cách thay dung dịch hàng ngày. Tim gà chết khi Carrel ngừng thay đổi dung dịch.

Theo sinh học hiện đại, thì điều này cũng đúng với tim người, như tôi đã đề cập ở phần trên. Các tế bào cơ thể đều được bao bọc bởi chất dịch, có tính kiềm nhẹ để duy trì sự sống. Nếu bạn chạy chầm chậm, hoặc tập thể dục; bạn sẽ thở ngắn, mỏi mệt, và cứng cơ bắp. Đây là kết quả của việc sản sinh và tích tụ axit lactic – chính axit này đã gây ra đốt cháy không hết glucose. Nói các khác, trong nhưng điều kiện như tập thể dục nặng thì cơ thể không đủ oxy để chuyển hóa đường Glucose. Lúc này độ pH trong máu sẽ khoảng 7,26 – 7,27; thay cho mức thông thường là 7,3 – 7,4. Đây là điều kiện axit trong máu. Loại axit này được hệ thống đệm (buffering system) điều chỉnh, làm biến đổi từ axit mạnh thành axit yếu, và được thải ra dưới dạng khí CO2 khi thở ra.

Nếu điều kiện của dịch ngoại bào, nhất là máu, bị nhiễm axit – thì điều kiện cơ thể, mà biểu hiện đầu tiên là mệt mỏi; dễ bị cảm lạnh... Khi những chất dịch này trở nên nhiễm axit nhiều hơn, thì cơ thể có biểu hiện đau nhức đầu, đau ngực, đau dạ dày... Theo Keichnchi Morishita, trong tác phẩm của mình “Sự thật ẩn náu đằng sau bệnh ung thư” đã viết: Một khi máu bị nhiễm axit, thì cơ thể tích tụ những axit dư thừa ở một số vùng cơ thể, làm cho máu không còn khả năng duy trì được điều kiện kiềm nữa. Nếu xu hướng này cứ gia tăng, và axit cũng tiếp tục tăng lên tại những vùng nói trên, thì một số tế bào sẽ chết – và khi những tế bào này chết sẽ tự biến thành axit. Tuy nhiên cũng có một số tế bào thích ứng được với môi trường đó. Nói cách khác, thay vì chết – như những tế bào thông thường trong môi trường axit – có một số tế bào vẫn sống sót và trở thành những tế bào ác tính (hialignant cells). Tế bào ác tính không phù hợp với chức năng của não và không phù hợp với mã hóa của AND cơ thể. Do đó, những tế bào ác tính phát triển không giới hạn và vô tổ chức. Đây chính là ung thư.

Những cách gây ra nhiễm axit cho cơ thể:

1. Ăn nhiều chất béo.

Vì chất béo không hòa tan trong nước. Nếu thường xuyên ăn nhiều thực phẩm có chức chất béo, thì những cục chất béo không tan sẽ trôi nổi trong các động mạch đi tới các mao mạch, làm tác nghẽn mao mạch, dẫn tới việc ngừng cung cấp dinh dưỡng và oxy, làm cho tế bào ở phần cuối mao mạch tắc nghẽn và chết, hoặc sống trong điều kiện oxy hạn chế. Các tế bào chết lại biến đổi thành axit. Như vậy, từ điều kiện axit của dịch cơ thể, đã làm cho tế bào bình thường biến đổi thành các tế bào ác tính. Đây là nguyên nhân hầu hết của ung thư vú và đại tràng do ăn quá nhiều chất béo.

2. Ăn quá nhiều protein:

Ăn nhiều protein cũng tạo ra nhiều axit, bởi vì trong quá trình chuyển hóa nó chuyển thành axit uric, những protein thừa cũng sinh ra axit uric. Axit uric làm cho thận thải ra quá nhiều nước, cùng với những chất khoáng tạo kiềm. Vì thế nếu tiêu thụ quá nhiều protein sẽ tạo điều kiện làm tăng axit trong máu.

3. Những thực phẩm khác tạo axit như: đường, gạo trắng, bột mì trắng, hóa chất dùng trong thực phẩm, thuốc chữa bệnh, và thuốc tổng hợp. Tất cả những thứ kể trên điều tạo điều kiện axit theo 2 cách. Một mặt chúng tạo ra axit, một mặt chúng sử dụng hết những nguyên tố hóa học có khả năng tạo kiềm trong cơ thể để trung hòa axit do chính chúng sinh ra.

Những điều kiện về sinh lý như yếu thận, táo bón cũng tạo điều kiện axit cho dịch cơ thể. Hoạt động của cơ thể luôn tạo ra axit sunfuric, axit acetic, axit lactic. Nếu thận yếu thì những axit ngày không thể bị đào thải, và sẽ làm cho dịch cơ thể bị nhiễm axit. Những trường hợp bị táo bón, phân bị thối rữa trong đại tràng làm gia tăng điều kiện axit trong cơ thể.

4. Bị chiếu xạ cũng làm tăng khả năng bị ung thư.

Bác sĩ Yanagisawa theo dõi xét nghiệm máu của hai loại bệnh nhân mắc bệnh tăng bạch cầu (máu trắng) như sau:

Nhóm thứ nhất gồm những người còn sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử xuống Hiroshima. Nhóm thứ hai là một ngư dân bị nhiễm phóng xạ ở gần khu vực thử bom nguyên tử gần đảo Bikini (Thái Bình Dương). Ông phát hiện những bệnh nhân này đều có lượng Canxi và ion Magie rất thấp. Bởi vì Canxi và Magie đều là các nguyên tố hóa học tạo kiềm. Việc giảm thiểu Ca và Mg chẳng khác gì trường hợp nhiễm axit trong máu. Trong cơ thể chúng ta, tế bào máu đỏ chiếm 10mg/100ml huyết tương. Thông thường trong 100mg Canxi thì có 60mg là dạng trong suốt, và 40mg là các ion Canxi có trong dung dịch. Khi cơ thể khỏe mạnh thì tỉ lệ giữa Canxi ở dạng trong suốt, so với ion Canxi là 6:4. Khi ta ốm đau hoặc mệt mỏi thì lượng ion Canxi giảm thiểu. Trong trường hợp bệnh bạch cầu, khi lượng ion Canxi giảm thiểu tới 15mg trong 100ml huyết tương thì bệnh nhân sẽ chết (theo “Chế độ ăn lúa mì” của tác giả Fumimasa Yanagisawa).

 

Vậy tại sao tăng axit trong cơ thể lại làm các tế bào lành tính trở thành ác tính?

Lý do là, khi axit vào trong dịch ngoại bào sẽ giết chết các tế bào thần kinh nối liền với não bộ; và khi axit vào trong dịch nội bào sẽ phá hủy nhân tế bào (giữ chức năng điều khiển việc tăng trưởng của tế bào – tức là làm sai lệch mã AND). Do đó, ung thư sẽ phát triển. Khi các tế bào ác tính sống thích nghi với môi trường axit, chúng sẽ cần tới một lượng lớn thức ăn gồm đường, chất béo và protein để phát triển, chúng sẽ cần ít hoặc không cần đến oxy để thúc đẩy tăng trưởng, sản phẩm thải ra của chúng là axit sẽ làm các vùng xung quanh và toàn bộ cơ thể nhiễm axit theo. Điều này giải thích tại sao những người mắc ung thư giai đoạn cuối lại bị suy mòn tức là mất các khối cơ và giảm cân rất nhanh, vì cơ thể bị nhiễm axit toàn bộ, các tế bào bị chết trong môi trường axit.

 

Cách điều trị ung thư theo phương pháp Thực dưỡng:

- Kiêng toàn bộ thịt động vật và mỡ động vật, sữa động vật.

- Không ăn đường, gạo xát trắng, bột mì trắng.

- Không ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thức uống có chứa hóa chất.

- Không ăn các loại hoa quả và nước hoa quả, các loại hoa quả từ nơi khác mang đến.

- Khoai tây, cà chua, cà tím, măng, quả bơ, rau bina, củ cải.

- Tránh ăn nhiều đậu quả, chỉ nên ăn mỗi tháng 2 lần; chỉ nên ăn đậu đỏ.

Nên:

- Các bữa ăn nên bao gồm 50 – 60% gạo lứt, 25 – 30% là rau và rong biển, giai đoạn đầu mới ăn có thể ăn tuyệt đối theo công thức số 7, sau đó chuyển xuống số 6 hoặc 5.

- Uống các loại trà tạo kiềm như trà Mu, Yannoh, cà phê Ohsawa, trà Bancha.

- Mỗi ngày ăn một hoặc hai cốc súp miso Thực dưỡng.

- Chỉ nên dùng các loại gia vị thực sự thiên nhiên như muối Miso, muối vừng, Tekka, mơ muối...

- Nấu ăn cần chọn thực phẩm theo mùa, thời tiết và phù hợp với tình hình sức khỏe bản thân. Nên nấu bằng bếp gas tốt hơn bếp điện hoặc bếp từ.

- Cần luyện phương pháp thở dưỡng sinh, thở khí công để đẩy nhanh khí CO2 ra khỏi cơ thể, giúp kiềm hóa máu tốt hơn.

- Nên tắm nước lạnh để tăng kiềm trong máu và trong dịch cơ thể. Những người nào yếu có thể luyện tập bằng cách tắm nước nóng trước, sau đó chuyển dần sang tắm nước lạnh trong thời gian ngắn.

 

Trích cuốn: Axit và kiềm, tác giả Herman Aihara, người dịch Phạm Đức Cẩn, Nxb Văn hóa thông tin.

 

Phương pháp thực dưỡng của OHSAWA

Bảy công thức ăn uống theo PP dưỡng sinh của OHSAWA
 

Công thức Gạo lứt + Muối mè Rau cải Súp Thịt Trái cây, xà lách Tráng miệng Thức uống
7 100%           Càng ít càng tốt
6 90 10%        
5 80 20        
4 70 20 10%      
3 60 30 10      
2 50 30 10 10%    
1 40 30 10 20    
- 1 30 30 10 20 10%  
- 2 20 30 10 25 10 5%
- 3 10 30 10 30 15 5

 
Công thức số 7 là công thức đơn giản nhất, giúp chữa được cả các bệnh nan y.
Công thức số 6 đến 4 có tác dụng chữa bệnh tích cực.
Công thức số 3 đến 1 có tác dụng phòng bệnh.
Công thức có dấu (-) là dưới mức an toàn tuyệt đối.
Khi bị bệnh nên ăn theo công thức số 7 hoặc 6 để chữa, khi sử dụng các công thức số 4, 5, 6 mà không khỏi thì nên theo công thức số 7.
* Cách chế biến gạo lứt + muối vừng đen:
Gạo lứt là gạo xát chầy vỏ, còn nguyên phần cám gạo, người ăn gạo lứt nên mỗi lần xát khoảng 3 đến 5 kg, ăn hết rồi xát tiếp, tránh để gạo bị mốc. Nấu cơm gạo lứt nên thêm một ít muối và tốt nhất nấu bằng nồi đất. Có thể nấu bằng nồi áp suất vì vừa nhanh chín lại vừa nhừ: trong quá trình nấu thì lửa, muối và áp suất sẽ làm tăng thêm Dương tính của cơm.
Kinh nghiệm của bản thân tôi, nấu cơm gạo lứt nên thêm ít đậu đỏ, vo gạo và đậu, đổ đủ nước, thêm ít muối cho đậm đà và tăng Dương tính, rồi ngâm từ 12-20 giờ và giữ nguyên nước ngâm để nấu, cơm sẽ chóng chín, đỡ tốn thời gian, nhiên liệu. Khi nấu, đun cho cơm sôi đều khoảng 10 - 15 phút, rồi tắt lửa hoặc ngắt điện khoảng 30 -40 phút, rồi lại đun tiếp cho đến khi chín kỹ. Như vậy, cơm sẽ tơi, không bị cháy và dính nồi, ăn sẽ rất ngon!
Đối với thức ăn Âm tính nhiều, nên nấu lâu hơn và cho nhiều muối hơn để "Dương hóa" chúng. Ngược lại thức ăn Dương tính cao thì chỉ cần nấu với ít muối và thời gian ngắn.
Cách làm muối vừng: Rang vừng chín giòn, rang muối biển thật khô và giã chung với nhau, làm cho dầu ở vừng tiết ra thấm vừa đủ bao bọc xung quanh các phân tử muối nên khi ăn không thấy mặn, lại giúp muối có đủ thời gian đi tới những nơi cần thiết, tránh những tác dụng không đúng chỗ gây khát nước. Cũng không nên giã vừng mịn quá, dầu ra nhiều sẽ không bảo quản được lâu. Muối vừng làm chỉ nên đủ ăn trong 1 tuần là vừa.
Tỷ lệ vừng và muối cũng tuỳ người ăn. Người lớn thì 8 đến 10 phần vừng 1 phần muối. Người già và trẻ nhỏ thì 10 đến 12 phần vừng 1 phần muối. Người lao động nặng thì 5 đến 6 phần vừng 1 phần muối.
* Cách uống nước:
Uống nước từ từ, uống từng ngụm nhỏ không nên nuốt ngay mà ngậm một lát cho nhiệt độ nước cân bằng với cơ thể, sau đó nuốt từng tý một, như thế chỉ cần uống ít đã đáp ứng được cảm giác khát.
* Những điểm cần chú ý sau:
- Nhai thật kỹ trước khi nuốt, mỗi lần một búng cơm, số lần nhai từ 80 – 100 lần, nhai đến khi thành sữa mới nuốt, đó là uống đồ ăn.
- Không ăn các loại thực phẩm do công nghiệp sản xuất như đường, bơ, sữa, bánh kẹo, đồ uống thức ăn đóng hộp, trứng không có trống, thức ăn có phẩm màu hoá học.
- Không uống cà phê, rượu, các thứ trà nhuộm màu hoá học.
- Không ăn những rau quả có Âm tính cao như khoai tây, các loại quả cà và những rau quả trái mùa hoặc từ xa đưa đến.
- Hạn chế uống nước tối đa để không đi tiểu nhiều, nữ không nên quá 3 lần, nam không nên quá 4 lần/ngày đêm.
- Không nên ăn dấm, ớt, gia vị các loại, trừ muối biển.
- Không ăn mỡ, nên dùng dầu thảo mộc nhưng cần hạn chế, không nên quá 2 thìa canh một ngày cho một người.
- Tuyệt đối không dùng bất cứ loại thuốc nào trong thời gian ăn theo phương pháp dưỡng sinh chữa bệnh của Ohsawa.

Cách đơn giản để đánh giá chất lượng thức ăn:

Theo phân:

Phân phải có màu vàng sẫm hay hơi nâu, độ cứng vừa phải, tạo thành khuôn, có búp, nổi trên nước, mùi không khó chịu ... là thức ăn hôm trước có tỉ lệ Âm - Dương thích hợp.

Ngược lại, nếu phân có màu nhạt là do thức ăn hôm trước Âm tính. Màu ngà hay xanh lục là do thức ăn nhiều Âm tính. Phân nát, chìm, gần với màu đen là Âm thái quá. Nếu phân có mùi khó chịu, chứng tỏ sự vận chuyển của đường tiêu hóa không tốt.

Mỗi ngày đại tiện một lần là bình thường, nếu táo bón hoặc đại tiện hơn hai lần trong một ngày là đường tiêu hóa có sự rối loạn khá trầm trọng.

Theo nước tiểu:

Nước tiểu có màu vàng sẫm nhưng trong, không đục. Nếu nước tiểu màu vàng nhưng sau 10 - 15 phút có lắng cặn là bệnh khá nặng, có thể là bệnh thận, hoặc thừa calory hay thức ăn hôm trước thiếu yếu tố Dương. Nếu nước tiểu quá loãng, trong và số lượng nhiều thì rát có thể đã bị bệnh tiểu đường.

* Trên đây là những ví dụ điển hình, tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa từng người. Nên đọc kỹ nhãn mác, thành phần, hàm lượng với nhà sản xuất, bao bì sản phẩm có thể có nhiều hơn hoặc khác với thông tin trên web cung cấp. Tham vấn bác sỹ, dược sỹ hoặc chuyên gia tư vấn trước khi sử dụng. 

Nguồn:  Tiến sĩ, lương y Ngô Đức Vượng: "Minh triết trong ăn uống của phương Đông", Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2010.

TAGS :